Khác với người bình thường, những người có dấu hiệu hoặc bị bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình một cách nghiêm ngặt. Thay vì sử dụng các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hay các loại bánh kẹo, đồ ngọt, bạn nên tập trung vào những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình những sản phẩm lành mạnh để có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể một cách tốt hơn. Dưới đây là 11 loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng các thực phẩm này cũng giúp bạn giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến căn bệnh này!
Ngũ cốc
Ảnh: Pexels/ Vie Studio
Ngũ cốc nguyên hạt được biết đến với vai trò giàu chất xơ, giúp bạn tiêu hóa với tốc độ chậm hơn so với carbs tinh chế ít chất xơ như gạo trắng hoặc bánh mì trắng. Ngũ cốc ít làm ảnh hưởng hơn đến lượng đường trong máu của cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn được phép ăn quá nhiều ngũ cốc so với quy định. Khi ăn bất kỳ loại ngũ cốc nguyên hạt nào, hãy xem xét khẩu phần mà bạn sẽ hấp thụ vào cơ thể. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng ⅓ cốc nấu chín tương đương với 15 gam carbs.
Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách ổn định lượng đường trong máu và ức chế hormone gây đói. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, trứng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu và thậm chí có thể giúp bạn hạn chế lượng thuốc cần uống mỗi ngày.
Khoai lang
Ảnh: Pexels/ Loren Biser
Khoai lang là một nguồn cung cấp carbs khác có lợi cho bệnh tiểu đường. Một củ khoai lang trung bình chứa 4 gam chất xơ và gần một phần ba lượng vitamin C hàng ngày của bạn. Ngoài ra, khoai lang cũng là nguồn cung cấp vitamin A hàng đầu, một số phát hiện từ các nghiên cứu còn cho thấy loại thực phẩm này có thể cải thiện chức năng của các tế bào sản xuất insulin.
Cá
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 4 lần so với những người không mắc bệnh. Để cải thiện tình trạng này, một chế độ ăn giàu cá chứa omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi và cá ngừ albacore có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa viêm nhiễm. Không những thế, cá béo cũng có thể bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu gần đây của JAMA (Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ), ăn hai khẩu phần mỗi tuần giúp giảm 50% nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường.
Rau xanh
Ảnh: Pexels/ Wendy Wei
Các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn và cải Thụy Sĩ có hàm lượng calo và carbs siêu thấp nhưng lại chứa đầy đủ dinh dưỡng, khiến chúng trở thành thực phẩm bổ dưỡng cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như những người tiền tiểu đường. Các loại rau có lá xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì nồng độ polyphenol và vitamin C cao – cả hai đều có đặc tính chống oxy hóa. Ngoài ra, rau xanh cũng rất giàu magiê, một khoáng chất đã được chứng minh là giúp chống lại tình trạng kháng insulin.
Bơ
Bơ được xem là một nguồn cung cấp chất béo tốt cho tim mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bơ cũng rất giàu chất xơ, giúp ngăn chặn sự tăng vọt insulin bằng cách làm chậm sự tăng và giảm của lượng đường trong máu.
Một nửa quả bơ cỡ trung bình có thể chứa tới 180 calo, nhiều hơn một muỗng canh mayonnaise hoặc một lát pho mát. Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày, hãy lưu ý khẩu phần khi sử dụng bơ nhé!
Đậu
Ảnh: Pexels/ Sunsetoned
Các loại hạt nhà đậu như đậu đen, đậu gà đóng hộp, cũng như các món nấu nhanh như đậu lăng chứa chất xơ và protein giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Sử dụng đậu thường xuyên có thể mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe bạn. Một nghiên cứu của JAMA cho thấy những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2 ăn một chén đậu lăng hoặc đậu mỗi ngày đã thấy chỉ số A1C (một xét nghiệm máu để đo lượng đường trung bình máu trong khoảng 2–3 tháng ở người mắc tiểu đường) của họ giảm nửa điểm phần trăm trong vòng ba tháng liên tục.
Sữa chua Hy Lạp
Khi nói đến bơ sữa, tốt nhất là bạn nên sử dụng sữa chua Hy Lạp thay vì các loại sữa chua thông thường. Sữa chua Hy Lạp có hàm lượng protein cao hơn và ít carbohydrate hơn sữa chua thông thường. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết hàm lượng protein cao hơn từ sữa chua Hy Lạp có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ít làm tăng lượng đường trong máu hơn.
Quả mọng
Ảnh: Pexels/ Lisa
Hãy chắc chắn chọn loại quả chín bình thường thay vì các loại có hương vị vì chúng có xu hướng chứa thêm đường và thêm carbs. Chuyên gia dinh dưỡng cũng gợi ý khẩu phần ăn cho người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hằng ngày là thêm một phần nhỏ trái cây mà bạn thích nếu bạn muốn có vị ngọt. Tiếp theo, hãy thêm 3/4 cốc quả mọng, một quả đào vừa, cắt nhỏ hoặc 1/2 chén hạt lựu, mỗi chén có 15 gam carbs. Những loại quả mọng có vai trò trong việc chế ngự cảm giác thèm ngọt của cơ thể mà không cần phải thêm bất cứ lượng đường hay sữa nào khác. Ngoài ra, quả mọng cũng chứa nhiều chất xơ ổn định đường huyết và chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Quả hạch
Chuẩn bị sẵn các loại hạt không ướp muối để ăn vặt mỗi ngày để chống… chán. Quả hạch giúp bổ sung protein, chất xơ và chất béo lành mạnh để giúp ổn định lượng đường trong máu, cũng như cung cấp magie chống lại sự kháng insulin cho cơ thể.
Quế
Ảnh: Pexels/ Charlotte May
Bạn có biết, quế giúp cải thiện mức đường huyết của cơ thể bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ carbs và giúp các tế bào hấp thụ insulin dễ dàng hơn. Không cần sử dụng quá nhiều quế, thay vào đó, bạn chỉ cần tiếp nạp khoảng nửa thìa quế mỗi ngày thông qua quá trình sử dụng quế làm gia vị để nêm nếm thức ăn là được.